Tại sao du học không thành công?

  • PDF.InEmail

Tại sao du học không thành công? h2

Trả lời "Cây cần gì để lớn", nhiều học sinh nói là đất, nước, không khí, ánh sáng, dinh dưỡng, tức đều không sáng tạo và khó giành học bổng du học.
Tại hội thảo do chương trình Song bằng Quốc tế Olympia tổ chức ngày 21/12, thầy Nguyễn Chí Hiếu, tiến sĩ tại Đại học Stanford (Mỹ), thủ khoa MBA của Đại học Oxford (Anh) chỉ ra sáu năng lực học sinh còn thiếu, dẫn đến trượt học bổng du học hoặc không thể trụ được khi học tập trong môi trường quốc tế.
1. Tư duy sáng tạo
Khi đưa ra câu hỏi "Cây cần gì để lớn", nhiều học sinh THCS trả lời là đất, nước, không khí, ánh sáng, dinh dưỡng. Câu trả lời của các bạn không sai và thường được điểm 9, 10 nếu đang trong một buổi học bình thường trên lớp. Thế nhưng khi dùng câu trả lời này trong một buổi phỏng vấn xin học bổng du học, khả năng cao là bạn sẽ trượt bởi nó cho thấy bạn chỉ nắm được kiến thức mà hầu hết học sinh khác cũng biết chứ không thể hiện được tư duy sáng tạo.
Thay vào đó, nếu các bạn đưa ra được những câu trả lời mới lạ hơn như cây cần sự chăm sóc, thời gian để lớn, cần âm nhạc để không bị stress hay đá để khỏi bị lũ cuốn trôi, bạn sẽ được đánh giá cao. Nhà tuyển sinh thích thú và trao học bổng cho những người mà khi đụng đến một vấn đề, đầu của họ đã nghĩ tới những câu trả lời khác hơn số đông còn lại.
Thời còn học tại Đại học Stanford, tôi tham gia làm một bài thi kéo dài 6 tiếng. Ai không vượt qua sẽ lập tức bị đuổi học. Điều này khiến tất cả sinh viên căng thẳng. Kỳ thi không cần ghi nhớ gì cả. Đề thi được đưa ra dưới dạng mở và trường cho phép sinh viên mang bất kỳ sách vở nào vào. Ai đi thi cũng xách theo hai valy toàn sách.
Tôi làm bài thi đó suốt 6 tiếng nhưng cũng chỉ xong được khoảng 60%, cũng là tạm ổn. Nhưng hôm đó, có một bạn chỉ làm trong 3 phút rồi gấp tất cả sách vở vào valy và đi ra trong sự ngạc nhiên của sinh viên. Kết quả, bạn đó đạt điểm tuyệt đối với bài làm chỉ có một vòng tròn và hai chữ "đề sai". Ở kỳ thi đó, đề bài có điểm sai cốt lõi thật, nhưng không ai nghĩ là sẽ tìm ra lỗi sai mà chỉ cố gắng làm được càng nhiều càng tốt. Điều đó cho thấy bạn đó đã nghĩ theo hướng khác bình thường, đó là tư duy sáng tạo. 
Cách học của chúng ta bây giờ là đưa ra câu trả lời đúng và chỉ có một đáp án đúng. Bốn phương án A, B, C, D, chỉ cần khoanh đúng theo đáp án là được điểm cao. Điều này khiến học sinh suy nghĩ rập khuôn, có cách học rập khuôn - một cản trở khi du học.
Tôi đã gặp phải cản trở này và nhiều học sinh hiện cũng như vậy. Nếu không thay đổi cách học, không chịu khó đọc sách, các bạn khó lòng xin được học bổng để đi du học chứ chưa nói đến việc học tập ở nước ngoài.

h1

2. Viết lập luận và phân tích
Với bức tranh vẽ cô gái đứng trên bãi biển, nhiều học sinh chỉ thấy đó là một cô gái hay cô gái đang biến mất. Hay nếu yêu cầu phân tích bài thơ "Nhớ rừng" của Thế Lữ, chắc hẳn hầu hết học sinh trong lớp đều đi theo một mô típ với những ý như nhau. Vì cách học rập khuôn và thói quen chỉ nhìn theo một hướng như vậy, học sinh thời nay thiếu năng lực viết lập luận và phân tích tốt.

Những bạn đọc sách nhiều và học đúng cách, với bức tranh cô gái đứng trên bãi biển, chỉ trong 1-2 phút sẽ ra được 4-5 ý tưởng. Không phải chỉ học sinh thông minh mới nghĩ ra nhiều ý tưởng mà đơn giản là họ đã học đúng cách. Những bạn đó đi du học sẽ rất giỏi viết lập luận và phân tích.
Tôi khẳng định những người có năng lực viết lập luận và phân tích sẽ rất thành công khi học đại học và nếu thiếu thì sẽ cực kỳ vất vả. Thực tế chứng minh điều này khi các trường đều yêu cầu bài viết luận trong hồ sơ xin học bổng, các trường như Đại học Oxford hay Harvard luôn đánh giá khả năng viết của bạn thay vì chỉ cho điểm số thông thường. Không cần tìm hiểu bạn đến từ đâu, học trường nào, thành tích ra sao, chỉ cần đọc bài viết trong 5 phút, tôi có thể biết ai đọc sách nhiều, ai tư duy sáng tạo hơn ai.
3. Tư duy phản biện (đặt câu hỏi)
Có một hiệu trưởng từng đến trường tôi. Thầy đưa ra một câu trả lời và yêu cầu học sinh đặt câu hỏi cho câu trả lời đó. Thầy nói rằng không cần phỏng vấn hay xem điểm số, chỉ cần học sinh nào nghĩ ra câu hỏi trong 30 giây mà đến thầy cũng không nghĩ ra, thầy sẽ trao học bổng.
Thầy hiệu trưởng khẳng định như vậy vì thông qua một câu hỏi, người nghe sẽ biết tư duy phản biện của học sinh đó như thế nào. Việc học sinh đó nghĩ ra câu hỏi như vậy không phải là do may mắn mà là nhờ quá trình học tập, tích lũy trong nhiều năm.
Việc tư duy phản biện có tốt hay không cũng cần thời gian tích lũy. Giống như việc tập xe đạp, hôm nay đi được không có nghĩa là đã thuần thục mà phải tập đi tập lại nhiều lần. Hôm nay, các bạn học tư duy phản biện. Trong 5 năm tới, các bạn thường xuyên đọc sách và tin tức, học đủ sâu, suy nghĩ nhiều, nói chuyện với nhiều người thì năng lực này sẽ hình thành một cách tự nhiên. Còn nếu chỉ dành thời gian để "chat" trên Facebook hay đọc tin tức giải trí, tư duy của bạn chỉ bó hẹp và ngang ngửa những người cũng hàng ngày dành số lượng lớn thời gian để "chat" mà thôi.
Các bạn thường nghĩ rằng những người đạt học bổng du học là giỏi nhất nhưng không phải. Họ chỉ học đúng cách, sử dụng đúng thời gian của mình. Tôi là sinh viên xuất sắc nước Anh năm 2004, top 100 sinh viên giỏi nhất thế giới năm 2006, nhưng 30 lần làm bài kiểm tra IQ chưa một lần đạt điểm mức thông minh. Những người thông minh hiểu nhanh nhưng chưa chắc đã biết nhiều và biết sâu. Nếu không biết nhiều và sâu, người đó không thể có tư duy phản biện tốt.
Tôi cũng muốn khuyên các bạn đừng nghĩ đi học khóa tư duy phản biện 10 tuần thì học được mà thay vào đó hãy đọc 10 quyển sách để có năng lực này.
4. Giải quyết vấn đề đa chiều
"Con học không tốt. Vì sao"? Đã bao nhiêu lần trong tuần vừa qua các bạn hỏi chính mình câu hỏi này?
Thông thường, sáng ngủ dậy, các bạn vệ sinh cá nhân, ăn sáng rồi đi học. Tối về lại tiếp tục học thêm rồi làm bài tập ở nhà, dành khoảng thời gian online rồi đi ngủ. Các bạn rất ít khi đặt câu hỏi "Liệu cách học của mình có vấn đề gì không? Tại sao mình chưa học tốt? Mình cần thay đổi gì để học tốt hơn"?
Khi học lớp 6, tôi là đứa học dở tiếng Anh nhất lớp, đến nỗi còn đặt ra câu hỏi rất dở rằng tại sao lại là "I am" và "He is" mà không phải là "I is" và "He am". Tôi đã về nhà và hỏi bố mẹ "Tại sao con học tiếng kém đến vậy"? Khi đó, bố mẹ tôi khuyên mỗi khi học không thấy vào, hãy dừng lại và hỏi mình một câu như vậy rồi từ đó tìm ra câu trả lời. Tôi đã làm theo, tìm hiểu nguyên nhân và giải pháp. Kết quả, từ đứa dở tiếng Anh, tôi trở thành sinh viên xuất sắc ở Anh.
Điều tôi muốn nói ở đây là hiện các bạn rất ít suy nghĩ về những suy nghĩ của mình. Khi không đồng ý với bố mẹ điều gì, các bạn giãy nảy lên, đóng cửa phòng và treo biển "Do not enter" (Không vào). Bố mẹ có cấm gì thì lại quát lên "Đây là quyền tự do của con". Các bạn quy chụp mà chưa bao giờ nghĩ tại sao mình lại có suy nghĩ như vậy.
Những người không có thói quen suy nghĩ về suy nghĩ của mình sẽ rất khó có năng lực giải quyết vấn đề đa chiều và rất khó để du học. Họ thường bị học nông, sử dụng thời gian không hiệu quả, dễ phân tâm, tự tin quá mức vào kiến thức của bản thân và không nỗ lực thu nạp kiến thức mới. 
5. Thông minh cảm xúc
Các bạn bây giờ kiểm soát cảm xúc của mình không tốt, rất dễ nổi nóng, cáu bẳn, giận hờn và dễ bỏ cuộc. Ngồi nghe một tọa đàm trong vòng nửa tiếng còn không trụ nổi, dở điện thoại ra nghịch hay ngủ gật thì sau này làm sao có thể ngồi thi 6 tiếng được.
Ngày xưa, khi mới học lớp 8, tôi đã ra ở riêng bởi xung quanh nhà rất ồn ào khiến tôi không thể ngủ và học được. Thế nhưng, bố mẹ tôi không phải kiểm soát chuyện tôi có học bài hay không. Chúng tôi cũng không bao giờ để xảy ra một cuộc cãi vã nào. Điều đó có được là nhờ khả năng quản lý cảm xúc.
Hãy tưởng tượng nếu không thể quản lý cảm xúc, các bạn sẽ ra sao khi đi du học, không có ai ở bên cạnh mà lại gặp tình cảnh ốm đau, bệnh tật, chia tay người yêu hay kết quả học tập yếu kém? Nếu các bạn vẫn còn nóng giận, hay hờn dỗi thì tức là năng lực kiểm soát cảm xúc của bạn còn kém. Mỗi lần buồn, hãy lấy một cuốn sách ra đọc để tự quản lý cảm xúc.
6. Quản lý con người
Không quản lý được cảm xúc thì bạn cũng không quản lý được người khác. Điều này khiến bạn bất lợi rất nhiều trong quá trình xin học bổng và du học.
Nói tóm lại, thiếu 6 năng lực trên, bạn rất khó đạt được học bổng vào bất kỳ trường nào và cũng rất khó thành công khi du học. Tuy nhiên, những thứ này không phải là căn bệnh mà chỉ là thói quen mỗi ngày. Chỉ cần sắp xếp thời gian mỗi ngày hiệu quả, đọc sách, viết mỗi ngày, chú tâm, kiểm soát được việc sử dụng mạng xã hội, thiết bị công nghệ, các bạn sẽ học tốt hơn rất nhiều.
Được học bổng hay không không phải do bố mẹ, trường lớp mà là do chính bạn.

Dương Tâm (ghi) - Theo báo Vnexpress

 

 

Công tác xã hội Trường học

CTXH

HĐTL

Quỹ thắp sáng tài năng

quy thap sang 

Số tài khoản ủng hộ quỹ thắp sáng tài năng
Tên TK: Trường THPT chuyên Lê Thánh Tông
Số TK: 230704070003938
Tại: Ngân hàng HDBank - chi nhánh Quảng Nam

- Ban Đại diện CMHS vận động (17.000.000 đồng) trong đợt kỷ niệm 40 năm ngày NGVN 20-11-2022 - năm học 2022-2023
- Quy chế khen thưởng từ quỹ thắp sáng tài năng Lê Thánh Tông năm học 2021-2022

- Danh sách ủng hộ quỹ thắp sáng tài năng Lê Thánh Tông - năm học 2020-2021

Banner liên kết

lms
HOCHIMINH
 quang cao ly
thkn
vnedu

Thống kê

Các thành viên : 2
Nội dung : 364
Liên kết web : 17
Số lần xem bài viết : 1205624
Hiện có 72 khách Trực tuyến

Gallery ảnh

Danh bạ các tổ

STT Họ và Tên Chuyên môn Chức vụ Địa chỉ email
1  Lê Thành Vinh  Thạc Sĩ  Hiệu trưởng lethanhvinhedu@gmail.com
2  Nguyễn Đình Can  Thạc Sĩ  Phó Hiệu trưởng nguyendinhcan80@gmail.com
3  Phan Văn Thuận  Thạc Sĩ  Phó Hiệu trưởng phanvanthuan77.ltt@gmail.com

 

 

 

 

nguyendinhcan80@gmail.com
STT Họ và Tên Trình độ chuyên môn
Chức vụ Địa chỉ email
1 Nguyễn Thị Minh Chánh Đại Học Kế Toán chanhntm@gmail.com
2 Hồ Trần Phương Hiếu Đại Học Văn Thư (TT) phuonghieu.nv@gmail.com
3 Lê Trương Thanh Thảo Đại Học CNTT lttthao44@gmail.com
4 Nguyễn Thị Phương Lan Trung Cấp Thư viện lankhai2012@gmail.com
5 Trần Thị Tiên Tân Đại Học Thiết bị Sinh tientantp@gmail.com
6 Trương Văn Đóa Chưa Đào Tạo Bảo Vệ  
7 Trần Quang Đình Chưa Đào Tạo Bảo Vệ  
8 Lưu Quốc Hùng Chưa Đào Tạo  Bảo Vệ  

 

 

Trần Phương Trúc Linh
Trần Thị Như Thùy
Võ Thị Ly
Huỳnh Thị Thu Sa
Nguyễn Thị Hoài Thương
STT Họ và Tên Trình độ chuyên môn
Chức vụ Địa chỉ email
1  Trần Văn Châu Thạc Sĩ Giáo viên tranvanchau1630@gmail.com
2  Ngô Tỵ Đại Học Tổ Phó CM ngoty.qn@gmail.com
3  Đỗ Thị Hồng Anh Thạc Sĩ Giáo viên honganh161079@gmail.com
4  Trương Thị Thanh Thuỷ Thạc Sĩ Giáo viên thanhthuy250781@gmail.com
5  Nguyễn Văn Thời Đại Học  Giáo Vvên vanthoidx0101@gmail.com
6  Lê Bình Long Thạc Sĩ Tổ Trưởng CM, Phó CT Công đoàn binhlong01@gmail.com
7  Nguyễn Thị Phương Dung Thạc Sĩ Giáo viên phdungsn@gmail.com
8  Trần Lê Hương Ly Thạc Sĩ Giáo Viên lycan0984@gmail.com
9 Đinh Thị Duy Phương Thạc Sĩ  Giáo Viên duyphuongdng@gmail.com
10 Nguyễn Việt Cường Đại Học Giáo Viên  nvcuong.py.036@gmail.com
STT Họ và Tên Trình độ chuyên môn
Chức vụ Đại chỉ email
1  Võ Ngọc Cảnh Đại Học Tổ Trưởng CM Canh_qsqn@yahoo.com
2  Hoàng Phương Hà Thạc Sĩ Giáo Viên phuongha51@yahoo.com
3  Trần Thị Thanh Huyền Thạc Sĩ Giáo Viên Tranhuyen2703@gmail.com
4  Nguyễn Đức Nhân Thạc Sĩ Giáo Viên nguyenducnhan2112@gmail.com
5  Ngô Thị Diễm Phúc Thạc Sĩ Giáo Viên cogiaout@gmail.com
6  Nguyễn Thị Hằng Đại Học Giáo Viên hangdbqn@gmail.com
7 Lê Bá Lân Đại Học Giáo Viên lebalan215@gmail.com

 

 

 

Nguyễn Thị Hằng
STT Họ và Tên Trình độ chuyên môn
Chức vụ Địa chỉ email
1  Đoàn Văn Miên Thạc Sĩ Tổ Trưởng CM doanvanmien77@gmail.com
2  Phan Thị Quỳnh Loan Thạc Sĩ Giáo Viên quynhloan1810@gmail.com
3  Lê Mậu Thành Đại Học Giáo Viên lemauthanhsn@gmail.com
4  Nguyễn Kim Quốc Việt Thạc Sĩ Phó BT Đoàn nkquocviet0909@gmail.com
5  Nguyễn Thị Trang Thạc Sĩ Giáo Viên trangtq87@gmail.com
6  Lê Thị Lan Nhung Đại Học Giáo Viên lannhung2207@gmail.com
STT Họ và Tên Trình độ chuyên môn
Chức vụ Địa chỉ email
1  Lê Thị Thuý Ngọc Đại Học Tổ Trưởng CM lethuyngoc1971@gmail.com
2  Lương Thị Hồng Chi Thạc Sĩ Giáo Viên luonghongchi1710@gmai.com
3  Trần Thị Xuân Thắm Thạc Sĩ Giáo Viên tranxuantham@gmailcom
4  Trương Thị Tiểu Vi Thạc Sĩ Tổ Phó CM truongtieuvi@gmail.com
5  Đỗ Vân Anh Thạc Sĩ Giáo Viên vananhdo09@gmail.com
6  Ngô Hoàng Ry Thạc Sĩ Giáo viên ngohoangry04@gmail.com
7  Trần Thị Ngọc Tuyết Thạc Sĩ Giáo viên ngoctuyet96@gmail.com
STT Họ và Tên Trình độ chuyên môn
Chức vụ Địa chỉ email
1  Trần Ngọc Thuỷ Tiên Thạc Sĩ Giáo viên tranngocthuytien@gmail.com
2  Văn Thị Phương Trang Tiến Sĩ Tổ Trưởng CM vanphuongtrang82@gmail.com
3  Nguyễn Hữu Vĩnh Thạc Sĩ Giáo Viên nguyenhuuvinh70@gmail.com
4  Trương Thị Trà Đại Học Giáo Viên thitratruong@gmail.com
5  Huỳnh Thị Ngọc Uyên Đại Học Giáo Viên ngocuyenhuynh@gmail.com
6  Lê Thị Ngọc Trâm Đại Học Giáo Viên lengoctram1402@gmail.com
7  Phùng Huệ Anh Đại Học Giáo Viên phunghueanh@gmail.com
8  Nguyễn Thị Hoàng Vân Đại Học Giáo Viên nanabozu0611@gmail.com
9 Lưu Thị Tuyết Thạc Sĩ Giáo Viên luuthituyet77ltt@gmail.com
STT Họ và Tên Trình độ chuyên môn
Chức vụ Địa chỉ email
1  Ngô Thị Lê Chi Thạc Sĩ Giáo Viên anchingole@gmail.com
2  Dương Thị Thu Đông Thạc Sĩ Giáo Viên duongthudongtqc@gmail.com
3  Nguyễn Thị Sim Thạc Sĩ Giáo Viên nguyenthisimdh@yahoo.com
4  Huỳnh Hoàng Thư Đại Học Giáo Viên huynhhoangthu2015@gmail.com
STT Họ và Tên Trình độ chuyên môn
Chức vụ Địa chỉ email
1  Lê Văn Đông Thạc Sĩ Tổ Trưởng CM ledong1080@gmail.com
2  Nguyễn Thị Diếm Thúy Thạc Sĩ Giáo Viên diemthuy0402@gmail.com
3  Huỳnh Thị Xuân Diệu Thạc Sĩ Giáo Viên htxdieu@gmail.com
4  Đoàn Thị Bích Tuyền Thạc Sĩ Giáo Viên tuyendoan85@gmail.com
STT Họ và Tên Trình độ chuyên môn
Chức vụ Địa chỉ email
1  Huỳnh Văn Tuyết Tiến Sĩ TTCM huynhvantuyet@gmail.com
2  Ngô Thị Minh Hiền Đại Học Giáo viên huyenngominh72@yahoo.com.vn
3  Phạm Thị Thuý Nguyệt Đại Học Giáo viên phamnguyet392012@gmail.com
4  Lê Văn Chương Đại Học Giáo viên levanchuongtv@gmail.com
5  Lê Văn Tri Đại Học Giáo viên tri010175@gmail.com
6  Cao Thị Thảo Đại Học Giáo viên mayn28@gmail.com
7  Trương Thị Ngọc Huyền Đại Học Giáo viên truongngochuyen98a10@gmail.com
8  Huỳnh Nguyên Ngọc Hiền Đại Học Giáo viên ngochien.310@gmail.com
9  Phan Lê Minh Bảo Đại Học Giáo viên minhbaochuyenbqn@gmail.com
10 Trương Thị Ngọc Trinh Đại Học Giáo viên trinhspdl2016@gmail.com
11 Lê Phạm Hoàng Vân Đại Học Giáo viên lphv.sph@gmail.com
STT Họ và Tên Trình độ chuyên môn
Chức vụ Địa chỉ email
1  Trương Ngọc Tín Đại Học TTCM truongtintqc@gmail.com
2  Nguyễn Trọng Toàn Đại Học Giáo Viên trongtoan189@gmail.com
3  Lê Hồ Chung Đại Học Giáo Viên lechung46.ha@gmail.com
4  Tô Thanh Huân Đại Học Giáo Viên tothanhhuan@gmail.com